Thuốc giảm đau nướu răng Boiron Camilia là một sản phẩm có nguồn gốc thành phần từ thiên nhiên giúp giảm đau nướu khi bé mọc răng. Hãy cùng shop Hàng Xách Tay Cho Bé tìm hiểu.
- Bé đến giai đoạn mọc răng nứt lợi đau quấy khóc, mẹ trữ muối Camilia này trong nhà có con mọc răng cho uống con đỡ khổ mẹ đỡ xót con đỡ vất vả hơn. thoát khỏi nỗi lo con mọc răng đau, quấy sốt, đi tướt, khóc bỏ ăn.
- Camilia giúp bé giảm đau nhức, khó chịu, sốt và kháng viêm thời kỳ mọc răng, giảm rối loạn tiêu hoá đi tướt do mọc răng, được chiết xuất từ cây cỏ thiên nhiên nên rất an toàn. Con mọc răng quây bỏ ăn, sốt, mẹ dùng sang hôm sau là con lại khoẻ mạnh.
Boiron Camilia teething – Hỗ Trợ Giảm Đau Khi Bé Mọc Răng
- Boiron Camilia là siro hỗ trợ giảm đau khi bé mọc răng được chiết xuất từ thiên nhiên, giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của mọc răng, giảm đau nướu và khó chịu, giảm thiểCamiliau các chứng rối loạn liên quan tới mọc răng, giúp trẻ thoải mái và không quấy khóc.
Tính năng nổi bật của siro hỗ trợ giảm đau khi mọc răng Boiron Camilia
- Giúp hỗ trợ giảm đau cho bé khi mọc răng
- Hỗ trợ giảm cảm giác bồn chồn, khó chịu, tiêu chảy, chảy dãi nhiều khi mọc răng ở trẻ
- Hỗ trợ giảm tối thiểu đau lợi khi lợi bị nứt do mọc răng
- Không gây tác dụng phụ khi dùng
- Sản phẩm KHÔNG chứa:
+ Đường
+ Mùi vị
+ Phẩm màu
+ Chất bảo quản
Thành phần của Boiron Camilia
- Chamomilla Vulgaris 9CH
- Phytolacca decandra 5CH
- Rheum 5CH
Hướng dẫn sử dụng Boiron Camilia
- Dùng được cho trẻ em từ 1 – 30 tháng tuổi
- Lấy một ống tương đương với một liều sử dụng.
- Xoay để mở. Bóp toàn bộ dung dịch trong ống vào miệng bé
- Nếu sau 15 phút con vẫn còn đau khóc, lấy thêm 1 tép cho con uống hết tép như vậy. Ngày không dùng quá 6 tép
- Chỉ nên sử dụng từ 3 đến tối đa không quá 8 ngày.
Lưu ý khi sử dụng Boiron Camilia:
- Ngừng sử dụng và hỏi chuyên gia y tế nếu các triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày hoặc tồi tệ hơn, hoặc nếu viêm, sốt phát ban
- Sau khi mở nắp phải dùng hết một lần, không nên dùng lại
- Để xa tầm tay của trẻ em.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
- Thông thường, 6 tháng tuổi trẻ sẽ nhú chiếc răng đầu tiên của mình và quá trình này kết thúc khi trẻ được 30 tháng tuổi. Tuy nhiên có những trường hợp trẻ mọc sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi, hoặc mọc muộn trên 6 tháng tuổi. Các dấu hiệu trẻ mọc răng mà cha mẹ cần biết như sau:
– Trẻ chảy nhiều nước dãi
- Nước bọt tiết ra nhờ cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, tại thời điểm bé mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 khiến trẻ chảy nước dãi. Do chức năng nuốt nước bọt của trẻ chưa được hoàn thiện cùng với khoảng miệng của trẻ lúc này đang còn nông dẫn đến việc nước dãi chảy ra ngoài nhiều. Đây là dấu hiệu nhận biết dễ nhất, tuy nhiên áp dụng khi trẻ còn bé, đến khi trẻ lớn và các răng mọc đầy đủ hơn thì hiện tượng này sẽ giảm dần.
– Nổi mẩn xung quanh cằm và miệng
- Nước dãi chảy nhiều khiến vùng da xung quanh miệng và cằm của bé dễ bị nổi mẩn. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cha mẹ cần kiểm tra kỹ lưỡng để có biện pháp chăm sóc phù hợp.
– Hay nhai cắn
- Mầm răng nhú lên khiến hàm bị ngứa ngáy, lúc này trẻ sẽ cắn mọi thứ để làm giảm cảm giác này. Cha mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu để không tổn thương đến cùng lợi cũng như đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
– Trẻ bị sốt nhẹ
- Mọc răng cũng làm cho hệ miễn dịch của trẻ thay đổi dẫn đến tình trạng sốt. Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của con để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi trẻ sốt nhẹ cha mẹ có thể điều trị tại nhà như: chườm ấm, cho trẻ bú nhiều, thay quần áo thoáng mát. Nhưng nếu sốt cao cần đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra chính xác tình trạng của trẻ.
– Bú kém hơn
- Mọc răng sẽ khiến lợi của trẻ bị đau nhức tạo cảm giác khó chịu, do vậy trẻ có thể bú kém, có những trẻ còn bỏ bú. Nếu trường hợp kéo dài thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được xử lý kịp thời.
– Trẻ quấy khóc
- Mọc răng khiến bé khó chịu nên sẽ quấy khóc, tuy nhiên tùy thuộc và thể trạng từng bé nên không phải lúc nào dấu hiệu nhận biết này cũng đúng.
– Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như ho không kèm sốt, ngủ không ngon giấc, hay giật mình,… Đây cũng là những biểu hiện khi trẻ lên răng, cha mẹ cần kiểm tra vùng nướu lợi kỹ càng để có biện pháp dỗ dành và chăm sóc trẻ thích hợp.